** Muốn sử dụng Tool tính giá, vui lòng đăng ký thành viên để được xem .
Bạn hãy đăng ký để xem nội dung Hoặc vui lòng đăng nhập để xem nội dung |
Chào các bạn, đây là “Tool tính giá Tờ Rơi – Tool tính giá tiêu đề” . Một số lưu ý khi sử dụng “Tool tính giá Tờ Rơi – Tool tính giá tiêu đề” các bạn cần lưu ý thêm để có kết quả tốt nhất .
HƯỚNG DẪN TÍNH GIÁ IN TỜ RƠI
Bước 1: Nhập số lượng .
Bước 2: Nhập giá giấy, nếu bạn muốn in giấy C150gsm, thì bạn nhập giá giấy C150gsm – khổ 86 x 65 vào (Lưu ý, chỉ sử dụng giá giấy 86 x 65 thôi bạn nhé) .
Bước 3: Chọn kích thước mà bạn muốn tính giá, mình có sẵn A6, A5, A4, A3. Tương ứng với tờ rơi A6, Tờ rơi A5, Tờ rơi A4, Tờ rơi A3 .
Bước 4: Chọn số mặt cần in, chọn 1 hoặc 2 mặt .
Bước 5: Chọn số màu muốn in, muốn in tờ rơi 1 màu 2 màu thì chọn 2 màu, muốn in tờ rơi 3 màu 4 màu thì chọn 4 màu .
Bước 6: Chọn yêu cầu thêm như : không cán màng tờ rơi, có cán màng tờ rơi 1 mặt, cán màng tờ rơi 2 mặt .
Bước 7: lợi nhuận . Nếu bạn chỉ muốn hiển thị tờ rơi giá vốn, thì bạn nhập là 1, nếu muốn lợi nhuận 30% thì bạn nhập là 1.3 , tương ứng là 1.4 = lợi nhuận 40% .
Bước 8: Click vào nút “Tính giá”, bạn chờ một tí để có kết quả .
– Nhập giá giấy, xem theo link sau – Chỉ sử dụng cho bảng giá khổ giấy 86 x 65 cm .
Bảng giá giấy [Cập Nhật] ==>GIÁ GIẤY
– Màng sẽ được tính là 2,000đ/M2 . Nếu đưới 250,000 sẽ tính là 1 lô.
– Công thức chỉ tính 2 màu và 4 màu, tương ứng với máy in 2 màu và 4 màu .
Công thức tính sẽ đúng nếu bạn gia công ở ngoài, chỉ tốn công chở hàng đi gia công .
+ Cán màng, nếu bạn tự cán, phí sẽ giảm đi trong khoảng 700đ/M2 ( Công thức tính sẽ là : 0.65 x 0.43 x số lượng x số mặt x 700đ ).
Tại sao bảng giá lại cao hơn những đơn vị in ghép?
Để hiểu được tại sao bảng giá này lại cao hơn những đơn vị in ghép, trước tiên nên tìm hiểu in ghép là gì?
IN RIÊNG VÀ IN GHÉP LÀ GÌ?
In ghép:
Mỗi một file thiết kế của khách hàng sẽ được ghép chung với các khách hàng khác trên cùng một khổ giấy và cùng một bài in ( cùng một lượt in).
Ưu điểm:
Tiết kiệm được chi phí in ấn.
Khuyết điểm:
Do nhiều ấn phẩm được thiết kế khác nhau nên việc canh màu chuẩn xác cho từng file trong cùng một khổ in (hoặc bài in) khó thực hiện hơn là in riêng mỗi file trên một khổ in . Màu sắc tương đối giống với file thiết kế.
In riêng:
Ưu điểm: Có thể canh màu chuẩn xác giống với file thiết kế.
Khuyết điểm: Chi phí tương đối cao hơn in ghép.
Vì – “Tool tính giá Tờ Rơi – Tool tính giá tiêu đề” này là một bảng giá in bài riêng.
HƯỚNG DẪN TÍNH GIÁ IN TỜ RƠI BẰNG TAY
Chào các bạn, đây là một bài viết mà mình ấp ủ từ rất lâu, và hôm nay mình mới có thể viết được, vì mình cần phải viết 4 bài viết hướng dẫn tính giá in offset cơ bản, bạn cũng nên đọc qua 4 bài viết này (Mình để link bài viết ở đầu bài viết này) .
Một số yêu cầu của một đơn hàng in tờ rơi gồm :
– Số lượng bạn muốn in . Vd: 100,000 tờ .
– Loại giấy bạn muốn in . Vd: C210gsm .
– Kích thước mà bạn muốn in . Vd: 300 x 630mm .
– Gia công cán màng 1 mặt . In 2 mặt .
– Gia công bế gấp .
Từ những yêu cầu trên, và sau khi đọc qua 4 bài viết về cách tính giá in offset cơ bản, bạn sẽ có thể tính giá như sau :
Bước 1: Xác định vùng in tối thiểu .
– Vùng in tối thiểu là 300 + 4 = 304mm x 630 + 4 = 634mm => Vùng in tối thiểu là 304 x 634mm, in 2 mặt là mình sẽ tính một bài in trở nhíp / in tự trở / và AB .
=> Xem bài viết “Hướng dẫn tính giá offset – P1” để hiểu thêm .
Bước 2: Xác định cách in để đó giá tốt nhất . Mình sẽ tính một lúc 3 cách gồm in trở nhíp, in tự trở và in AB trong offset . File sau khi dàn sẽ có kích thước là (như hình) – 608 x 634mm .
Bạn xem bài viết => Hướng dẫn tính giá offset – P3 để biết thêm chi tiếc nha .
Sau khi có vùng in tối thiểu, dàn file như hình xong, bạn sẽ có thể sử dụng tính được khổ in và khổ giấy gồm :
– Khổ giấy cho in trở nhíp là : 650 x 654mm – Làm tròn là : 650 x 660mm .
– Khổ giấy cho in tự trở là : 650 x 608mm – Làm tròn là : 650 x 610mm .
– Khổ giấy cho in AB là : 650 x 608 mm – Làm tròn là : 650 x 610mm .
** Định lượng giấy là Couche 210gsm => 0.21Kg/M2 . Giá giấy mình sẽ lấy tại thời điểm bây giờ là 28,000đ/Kg,
** Bù hao bài in này sẽ là 150 tờ => 100,000 / 2 (1 tờ giấy lớn sẽ in được 2 con) + 150 tờ bù hao = 50,150 tờ .
– Máy để in cho bài in này tốt nhất là 790 x 545mm .
- Tính giá in trở nhíp .
Tiền in = (50,150 x 2 – 3,000) * 180 + 820,000 + 352,000 = 18,686,000 đ .
(Ý nghĩa: Số lượng tờ in thì khi in tở nhíp số lượng tờ in nhân 2, trừ 3,000 nhịp in tối thiểu, nhân 180đ tiền in tờ rớt , Cộng 820,000đ tiền bài in, Cộng 352,000đ tiền kẻm) .
Tiền giấy = 0.65 * 0.66 * 0.21 * 28,000 * 50,150 = 126,504,378đ .
(Ý nghĩa : Kích thước = Mét nhân 2 chiều rộng và dài , nhân định lượng tính bằng Kg/M2, Nhân giá tiền của 1 ký, nhân số lượng) .
Từ 2 dữ liệu trên bài in này nếu in trở nhíp sẽ là : 18,686,000 + 126,504,378 = 145,190,378 đ
- Tính giá in tự trở .
Tiền in = (50,150 x 2 – 3,000) * 180 + 820,000 + 352,000 = 18,686,000 đ .
(Ý nghĩa: Số lượng tờ in thì khi in tở nhíp số lượng tờ in nhân 2, trừ 3,000 nhịp in tối thiểu, nhân 180đ tiền in tờ rớt , Cộng 820,000đ tiền bài in, Cộng 352,000đ tiền kẻm) .
Tiền giấy = 0.65 * 0.61 * 0.21 * 28,000 * 50,150 = 116,920,713đ .
(Ý nghĩa : Kích thước = Mét nhân 2 chiều rộng và dài , nhân định lượng tính bằng Kg/M2, Nhân giá tiền của 1 ký, nhân số lượng) .
Từ 2 dữ liệu trên bài in này nếu in trở nhíp sẽ là : 18,686,000 + 116,920,713 = 135,606,713 đ
- Tính giá in AB .
Tiền in = (50,150 – 3,000) * 180 + 820,000 + 352,000 = 9,659,000 x 2 = 19,318,000.
( Ý nghĩa là : Sổ tờ in trừ 3,000 tờ in tối thiểu, nhân 180 là giá tờ rớt , cộng 820,000 tiền công in, cộng tiền kẻm 352,000, tất cả nhân 2)
Tiền giấy = 0.65 * 0.61 * 0.21 * 28,000 * 50,150 = 116,920,713đ .
(Ý nghĩa : Kích thước = Mét nhân 2 chiều rộng và dài , nhân định lượng tính bằng Kg/M2, Nhân giá tiền của 1 ký, nhân số lượng) .
Từ 2 dữ liệu trên bài in này nếu in trở nhíp sẽ là : 19,318,000 + 116,920,713 = 136,238,713đ .
Tổng kết phần in và phần giấy :
- Giá in trở nhíp của bài in này là : 145,190,378đ.
- Giá in tự trở của bài in này là : 135,606,713đ .
- Giá in AB của bài in này là : 136,238,713đ .
Còn các phần gia công như: cấn 3, cán màng thì 3 bài in này sẽ có sự thay đổi không nhiều, và bạn cũng đã biết cách chọn cho mình cách in tốt nhất rồi phải không? Bạn có câu hỏi gì, thì comment để mình trả lời nhé .