Hôm nay mình sẽ bắt đầu nhóm bài viết hướng dẫn cách tính giá in offset đầy đủ nhất, dành cho bất kỳ ai cũng có thể học được, đây là kinh nghiệm của mình khi hướng dẫn tính giá cho những bạn đã học cách tính giá offset chỗ của mình. Vậy bước đầu tiên để tính offset là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé !
- Hướng dẫn tính giá in offset phần 1 Vùng in tối thiểu – link : https://tool.vinaips.com/huong-dan-tinh-gia-offset-p1-vung-in-toi-thieu/
- Hướng dẫn tính giá in offset phần 2 Máy in offset – link : https://tool.vinaips.com/huong-dan-tinh-gia-offset-p2-may-in-offset/
- Hướng dẫn tính giá in offset phần 3 Giấy in offset – link : https://tool.vinaips.com/huong-dan-tinh-gia-offset-p3-giay-in-offset/
- Hướng dẫn tính giá in offset phần 4 Các kiểu in trong offset – link : https://tool.vinaips.com/huong-dan-tinh-gia-offset-p4-cac-kieu-in-trong-offset/
Bộ bài viết của MrThang, bàn về tính giá in offset bằng Excel – bộ này khá hoàn chỉnh, có thể dự vào đó để phát triển lên làm phầm mềm tính giá offset, quản lý đầu vào, quản lý giấy in, quản lý nhà in, quảng lý quy trình, giá vốn của in offset .
Link : https://tool.vinaips.com/mthang/
Giấy in và khổ chuẩn của giấy in
Giấy là một phần rất quan trọng, quyết định đến giá thành của một sản phẩm, giấy gồm: khổ giấy in chuẩn, khổ cuộn của giấy, rồi định lượng, rồi mặt giấy, sớ giấy, loại giấy, đặt tính giấy .v.v. Ở đây, mình chỉ hướng dẫn các bạn cách tính giá in ấn trong offset, nên mình sẽ không bàn quá nhiều về các vấn đề chuyên sâu về giấy … Ok, giờ mình tìm hiểu nhé các bạn!
Khổ giấy chuẩn là gì?
Là khổ giấy mà nhà in hay sử dụng, có một số giấy sẽ khá phổ biến, có một số loại được nhập cho một nhóm sản phẩm nào đó, có một số loại giấy được những đơn vị giấy nhỏ nhỏ sẽ cắt để dành riêng cho 1 nhóm sản phẩm nào đó, và tránh va chạm với những đơn vị giấy lớn.
Khổ chuẩn luôn có sẽ gồm : 79 x 109 cm và 86 x 65 cm .
Khổ chuẩn có thể cắt từ khổ lớn ra các khổ nhỏ gồm :
+ 79 x 109 cắt được các khổ :
- 79 x 54.5 cm – Cắt 2 .
- 54.5 x 39.5 cm – Cắt 4 .
- 72 x 52 cm – Cắt 2 .
- 36.3 x 79 cm – Cắt 3 .
- 48 x 31 cm – Cắt 5 .
- 54.5 x 26.3 cm – Cắt 6 .
- 36.3 x 26.3 cm – Cắt 9 .
- …. Ngoài ra có thể cắt nhiều khổ khác nữa, miễn làm sao cắt nhiều tờ và tiếc kiệm nhất là được .
+ 86 x 65 Cắt được các khổ :
- 65 x 43 cm – Cắt 2 .
- 32.5 x 43 cm – Cắt 4 .
- 32.5 x 21.5 cm – Cắt 6 .
- 28.5 x 65 – Cắt 3 .
- …. Ngoài ra có thể cắt nhiều khổ khác nữa, miễn làm sao cắt nhiều tờ và tiếc kiệm nhất là được .
Ngoài ra còn có các khổ khác như :
- 60 x 84 cm.
- 72 x 102 cm.
- 84 x 50 cm.
- 102 x 76 cm.
- 88 x 65 cm.
- 83 x 83 cm.
- 63 x 63 cm.
- 79 x 53 cm .
- 95 x 59 cm .
- 65 x 62 cm .
- 96 x 65 cm .
- 81 x 61.5 cm .
- 91 x 70.2 cm .
- 86 x 62 cm .
- 90 x 61 cm .
** Lưu ý: các khổ lỡ này, rất ít đơn vị có sẵn, thường là giấy này được mua cho một số đơn vị nào đó, và nhập dư nên sẽ bán ra ngoài. Hoặc được sử dụng cho một loại sản phẩm nào đó. Trong bài viết này, Mình cũng không liệt kê thêm các loại khác nữa, vì quá nhiều để có thể tìm hiểu. Nếu muốn xem nhiều hơn, hãy xem ở link cuối cùng để biết các bạn nhé !
Giấy cuộn là gì? Và vai trò của nó đối với ngành in
Muốn tiết kiệm giấy, tiết kiệm tiền, thì những nhà in sẽ sử dụng giấy cuộn, vì có thể sẽ giảm được số lượng rất lớn giấy phải cắt bỏ .
- Giả sử, mình có 1 bài in vào tờ giấy 66 x 44cm , Vậy làm sao để có thể có thể chọn loại giấy tiết kiệm nhất? Nếu sử dụng khổ chuẩn, thì phải cắt bỏ rất nhiều giấy. Trong khi khổ lỡ lại không có đúng loại giấy này.
Chúng ta cùng xem những loại cuộn thường có nhé, mình sẽ chia ra từng loại để bạn có cái nhìn dễ chịu hơn. Giấy cuộn cũng có 2 loại, 1 loại là cuộn chuẩn, và cuộn khổ khác .
+ Cuộn chuẩn gồm : giấy Cuộn 65cm, giấy cuộn 60cm, giấy cuộn 86cm, giấy cuộn 79cm, giấy cuộn 109cm , giấy cuộn 102cm, Giấy cuộn 160cm .
+ Giấy cuộn khổ thường có, nhưng ít biết :
- Giấy Cuộn 84 cm.
- Giấy Cuộn 76 cm.
- Giấy Cuộn 62 cm.
- Giấy Cuộn 63 cm.
- Giấy Cuộn 65 cm.
- Giấy Cuộn 68 cm.
- Giấy Cuộn 76 cm.
- Giấy Cuộn 72 cm.
Xem thêm ở đây nha các bạn, vì nói đến cuộn giấy, thì có rất nhiều! Link : https://adsnew.net/jBiAiCg9
Xem hướng dẫn load file, hoặc bạn Comment để mình gửi link nha !
** Giá giấy trong bảng giá mình gửi ở trên đã không còn đúng cho tới thời điểm hiện tại, các bạn nên tìm một số bảng giá khác, lý do mà mình gửi bảng giá này nên để bạn có một cái nhìn rỏ hơn về các khổ giấy có sẵn, cũng như giấy cuộn thường có .
Lời kết
Vậy là chúng ta đã có những cái nhìn cơ bản nhất về giấy, việc tiếp theo chúng ta sẽ phân tích, dựa vào cái “giả sử” ở trên. Nếu có 1 bài in khổ mà ta mong muốn là “66 x 44 cm” thì phải làm gì? Phương án tốt nhất ở trường hợp này là dùng giấy cuộn, khổ chuẩn nhất sẽ là cuộn 68cm , cắt tới 44 cm => Ta sẽ có giấy 68 x 44 cm .
Khi mua giấy cuộn, chúng ta sẽ có một số nhược điểm lớn như sau :
- Giấy cong, vì là giấy cuộn, nên khi mới cắt, giấy rất dễ bị cong, nếu nhà giấy có máy cắt có dằn giống cong thì sẽ hạn chế rất nhiều, giấy cong có thể bẻ để cố gắng in, hoặc có thể đè để giấy thẳng rồi in.
- Giấy bị dơn sóng, những giấy mỏng, không chống ẩm tốt (cắt xong quấn màng co) thì sẽ bị dơn sóng, việc dợn sóng sẽ rất khó chịu khi in ấn, hoặc có thể không in được.
- Nếu mua số lượng ít, thì các phí như : phí cắt, phí giao hàng, thời gian chờ sẽ ảnh hưởng đến đơn hàng của bạn rất nhiều
Đặt tính của một số loại giấy cơ bản
Các loại giấy trong in offset. Giấy Couche matt, Giấy Bristol, Giấy Ivory, Giấy Ford, Giấy Duplex,Giấy Crystal, Giấy Catton, Metalize, Conqueror, thấm dầu, Các loại giấy Mỹ Thuật.
Định lượng giấy: (gsm): có thể hiểu là trọng lượng của giấy trên mỗi mét vuông, qua định lượng của giấy, chúng ta có thể ước chừng độ dày của nó. Khi mua giấy mọi người cũng thường quan tâm đến giấy dày mỏng. 1 số loại như giấy nhăn thì chỉ có 1 định lượng cố định, nhưng các loại như giấy vẽ màu nước, Canson, Conquero sẽ có các định lượng kh ác nhau cùng 1 chất giấy. Vì vậy xác định được định lượng giấy sẽ rất qua trọng khi gấp giấy.
Giấy Couche : có bề mặt bóng, mịn, láng, in rất bắt mắt và sáng. Thường dùng để in tờ rơi quảng cáo, catalogue, poster, brochure …Định lượng vào khoảng 90-210g/m2. Còn C matt cũng tương tự nhưng có độ bóng nhiều hơn. Ứng dụng nhiều trong in tạp chí, catalogue, brochue, …
Giấy Couche matt: Là loại giấy couche nhưng giấy không có độ bóng chối như giấy couche.
Giấy Bristol : có bề mặt hơi bóng, mịn, bám mực tốt vừa phải, vì thế in offset đẹp, thường dùng in hộp xà bông, mỹ phẩm, dược phẩm, bìa sơ mi, brochure, card, tờ rơi, poster , thiệp cưới, thiệp mời … định lượng thường thấy ở mức 230 – 350g/m2. Bristol thì có bristol láng và bristol sần, đặc tính của loại giấy này là cứng nhưng không có độ bóng thường dùng để in Name Card hoặc bìa sơ mi.
Giấy Ivory : Cũng tương tự như Bristol, nhưng chỉ có một mặt láng, mặt còn lại sần sùi, thường nằm ở mặt trong sản phẩm (Giấy được dùng làm bao bì thực phẩm thường phải được kiểm định an toàn thực phẩm khi được sử dụng làm vỏ hộp, vỏ bao bì thực phẩm). Giấy thường làm túi xách, forder,…sản phẩm cần độ dày.
Giấy Conqueror : Giấy này dùng cho bên in ấn, như in lịch, làm sổ tay, card name,… Giấy này có rất nhiều độ dày.
Giấy Ford (Ốp) : là loại giấy phổ biến và thông dụng, thường thấy nhất là giấy A4 trong các tiệm Photo, định lượng thường là 70-80-90g/m2 … Giấy ford có bề mặt nhám, bám mực tốt (do đó mực in không đẹp lắm) cũng được dùng làm bao thư lớn, nhỏ, giấy Note, letter head, hóa đơn, tập học sinh …
Giấy Duplex : Các loại sản phẩm giấy Duplex sản xuất theo công nghệ gia keo bề mặt với giá thành thấp hơn sản phẩm giấy Duplex với công nghệ tráng phủ. Và đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của loại sản phẩm này có bề mặt trắng và lán gần gần với Bristol, mặt kia thường sẫm như giấy
bồi. Thường dùng in các hộp sản phẩm kích thước hơi lớn, cần có độ cứng, chắc chắn vì định lượng thường trên 300g/m2. loại giấy duplex thuộc loại giấy phức hợp, gồm 2 loại giấy ép vào nhau nên có 1 mặt trắng, 1 mặt đen. Dùng để hộp sản phẩm, túi sách,..
Giấy Kraft / giấy Testliner: Giấy này, có vẻ thường hay được gọi là giấy xi măng, giấy bền, dai … khi in ấn, thiết kế nên lưu ý về màu nền của giấy sẽ ảnh hưởng đến màu sắt khi thành phẩm .
Giấy Crystal : Có một mặt rất láng bóng gần như có phủ lớp keo bóng vậy, mặt kia nhám, thường xài trung gian giữa giấy Bristol và giấy Couche tùy theo mục đích yêu cầu sản phẩm…
Giấy Catton / CHIPBOARD: Là loại giấy dùng để tăng cường độ cứng, độ dầy cho bao bì là hộp, đế lịch,…. Để tăng cường độ mỹ thuật cho sản phẩm giất carton luôn được bồi một lớp giấy bên ngoài.
Giấy Metalidze : được tráng một lớp kim loại cực mỏng, thường kim loại đó là nhôm có tác dụng chống ẩm và chống thấm. Có nhiều độ dày của lớp mạ kim loại này tùy thuộc vào mục đích sử dụng của sản phẩm. Đặc tính có độ bóng và ánh kim sáng làm cho hộp bao bì bắt mắt hơn đối với người tiêu dùng. Công dụng giấy Metalidze để dùng làm bao bì, nhãn chai: kem đánh răng, nhãn chai bia, hộp thuốc, hộp sữa tươi, rượu, hóa mỹ phẩm.. Giấy laser chống giả sử dụng cho các nhãn hàng cần được bảo hộ, xây dựng đẳng cấp và giá trị thương phẩm. Giấy nhôm tráng PE/phủ sáp sử dụng làm bao bì cho bánh kẹo, chewing gum, trà, cà phê… Khay giấy nhôm/MPET dùng cho ngành hải sản: làm tấm lót cho cá hồi, thịt xong khói và các loại hải sản, thịt tươi sống đã qua chế biến hoặc sơ chế. Đảm bảo tiêu chuẩn bao bì sạch và tiếp xúc an toàn thực phẩm. Khay bánh kem nhiều hình dạng và kích thước với kết cấu chịu lực phù hợp với các đặc tính sử dụng cho bánh kem, bánh ngọt, hamburger hay pizza . Đĩa giấy nhôm/MPET sử dụng một lần với mẫu mã đẹp tiện dụng phù hợp dùng trong tiệc sinh nhật, buffet, dã ngoại.
Giấy thấm dầu: Là loại giấy có khả năng thấm nhanh các loại dầu, giấy này được dùng nhiều trong bao bì thực phẩm chiên, rán…có độ dầu cao.
Các loại giấy Mỹ Thuật: Là từ dùng chung cho tất cả các loại giấy có những đặc tính riêng biệt về nhẵn bề mặt, độ đàn hồi, độ bóng, độ cứng …và màu sắc của giấy. Chúng ta có thể chia ra các loại giấy như sau:
• Bề mặt: hoa văn, nhám, sần, đường kẻ, bóng,…
• Màu sắc: trắng hay nhiều màu sắc khác nhau.
• Chất lượng: Ít bị nhầu, cuốn góc, nhăn, gấp, bông sớ,…
• Ăn màu: bền màu, ít bị phai màu.
• In ấn: Khó canh chỉnh màu, màu sắc không sắc nét,..
• Giá thành: cao, có thể mua số lượng ít,..
• Sử dụng: Dùng trong sản xuất thiệp mời, thiệp cưới, vẽ mỹ thuật, lịch, namcard, ….
• Giấy mỹ thuật có chất lượng và giá thành cao hơn các loại giấy khác..
Những điều trên, ta sẽ thấy các loại giấy khác nhau, sẽ có những đặt tính khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu của bạn, mà sử dụng cho chính xác. Ở mỗi loại giấy, sẽ có những màu sắt, độ dầy mỏng khác nhau (cùng định lượng), các thương hiệu khác nhau, cũng có quy chuẩn riêng của mỗi hãng giấy.
Đối với những đơn hàng lớn, cách tốt nhất là vỗ bài in cùng 1 loại giấy với sản phẩm sẽ thành phẩm .
Câu hỏi của bạn đọc :
Câu hỏi số 1: Từ một tờ giấy lớn, bạn muốn cắt thành khổ nhỏ thì phải làm như thế nào?
Sau khi đã qua phần giấy, các bạn có thật sử hiểu về giấy chưa? Sau khi viết bài này, có rất nhiều bạn hỏi mình inbox hỏi mình thêm về giấy, VD : giấy 54.5 x 39.5 là sao vậy Anh? Giấy 28.5 x 65 là sao vậy Anh? .v.v.
Mình xin nói cơ bản để các bạn hiểu thôi, vì muốn hiểu tốt hơn thì bạn phải mở phần mềm Corel hoặc Ai .v.v. lên, tạo một trang mới với kích thước giấy mà bạn mong muốn, Vd là 86 x 65 .
- Từ kích thước 86 x 65 , bạn có thể cắt tờ giấy ra làm 3 được khổ : 65 x 28.5 cm (86 cắt làm 3) .
- Từ kích thước 86 x 65 , bạn có thể cắt tờ giấy ra làm bốn : 43 x 32.5cm .
- Từ kích thước 86 x 65 , bạn có thể cắt tờ giấy ra làm hai : 65 x 43cm .
=> Một tờ giấy 86 x 65 bạn có thể cắt thành nhiều kích thước nhỏ, miễn là bạn không cắt nhiều hơn kích thước của tờ giấy là được.
Còn cắt cuộn, giá sử là cuộn 65cm, bạn có thể cắt thành : 65 x 43 rồi từ 65 x 43 đó bạn lại cắt ra làm đôi để có 43 x 32.5 cm.
Vậy, việc cắt nhỏ bao nhiêu, hoàn toàn dự vào kỹ năng của bạn, lúc đầu bạn sẽ bở ngỡ, nhưng dần dần bạn thấy khá đơn giản .
Câu hỏi số 2: Các đơn vị cung cấp giấy cho ngành in hiện tại gồm những ai?
- Giấy Phùng Vĩnh Hưng / Giấy CP : Ưu điểm – số lượng lớn – giá rẻ . Nhược điểm – lấy hàng khó khăn, mất thời gian, có khi mua 1 đơn hàng rẻ hơn 100,000đ chờ cả buổi sáng. Mình hay mua hàng chỗ Ngọt .
- Giấy Hoàng Anh : Ưu điểm – nhanh, nếu in ở hoàng anh sẽ đỡ tốn tiền vậy chuyển đến chỗ in. Nhược điểm – giá giấy cao thị trường 10k đến 30k/ram, không có khổ cuộn.
- Giấy Châu Phát: Ưu điểm – giá giấy tốt, có khổ cuộn. Nhược điểm – giấy ít loại, giá vẫn cao hơn Phùng Vĩnh Hưng một ít. Nếu mua nhiều nhiều một tí, mình vẫn ưu tiên sử dụng dịch vụ ở đây .
- Giấy Duy Phát : Ưu điểm – giá giấy tốt, có khổ cuộn. Nhược điểm – giấy ít loại, giá vẫn cao hơn Phùng Vĩnh Hưng một ít. Nếu mua nhiều nhiều một tí, mình vẫn ưu tiên sử dụng dịch vụ ở đây .
- Giấy Trung Anh Đào : Ưu điểm – giá giấy tốt, có khổ cuộn, chuyên giấy Kraft. Nhược điểm – giấy ít loại, giá vẫn cao hơn Phùng Vĩnh Hưng một ít. Nếu mua nhiều nhiều một tí, mình vẫn ưu tiên sử dụng dịch vụ ở đây .
- Giấy Thịnh phát : Ưu điểm – giá giấy tốt, có khổ cuộn. Nhược điểm – giấy ít loại, giá vẫn cao hơn Phùng Vĩnh Hưng một ít. Nếu mua nhiều nhiều một tí, mình vẫn ưu tiên sử dụng dịch vụ ở đây .
- Giấy MeKong: Ưu điểm – giá giấy tốt, có khổ cuộn. Nhược điểm – giấy ít loại, giá vẫn cao hơn Phùng Vĩnh Hưng một ít. Nếu mua nhiều nhiều một tí, mình vẫn ưu tiên sử dụng dịch vụ ở đây .
- Giấy Tân Kim Hưng: Ưu điểm – giá giấy tốt, không có khổ cuộn. Nhược điểm – giấy ít loại, giá vẫn cao hơn Phùng Vĩnh Hưng một ít. Nếu mua nhiều nhiều một tí, mình vẫn ưu tiên sử dụng dịch vụ ở đây .
- Giấy Hồng Gia Phát: Ưu điểm – giá giấy tốt, có khổ cuộn. Nhược điểm – giấy ít loại, giá vẫn cao hơn Phùng Vĩnh Hưng một ít. Nếu mua nhiều nhiều một tí, mình vẫn ưu tiên sử dụng dịch vụ ở đây .
- Giấy Lan Vi / Giấy Thuận an: Ưu điểm – chuyên giấy mỹ thuật, bán lẻ số lượng ít, thoải mái, dễ mua … . Nhược điểm – giá giấy cao, mua số lượng lớn phải liên hệ với bộ phận kinh doanh, để họ hỗ trợ . Đơn vị này được tổ chức chuyên nghiệp .
Câu hỏi số 3: Cách tính giá giấy Kraft từ ký sang RAM giấy :
– Khi hỏi về giấy, bạn sẽ được trả lời như sau : K160gsm – 109 x 79 cm – 20,000đ/Kg . Từ thông tin này, ta có thể tính giá ký sang RAM như sau :
=> 1.09 x 0.79 x 0.16 x 20,000 x 500 = 1,377,760đ/ram
Ý nghĩa của nó là :
- Quy tất cả các kích thước ra mét – VD 109cm = 1.09 mét .
- Quy định lượng gam ra ký – VD: 160gsm = 0.16kg .
- 1 ram = 500 tờ, số mặt định sẽ luôn là 500 tờ .
- 20,000đ/Kg = là giá của 1 ký lô gam giấy .
Câu hỏi số 4 :
Câu hỏi số 4.1: Câu hỏi của bạn “THIÊN NGHI” sẽ như sau : cách quy từ giá giấy Ram – > Tấn ?
Đây là một câu hỏi rất hay, và mình thường thấy nhiều bạn không biết cách tính, dù đó là những Anh Chị đã làm lâu trong nghề cũng kg biết, chủ yếu là bấm ký rồi tính qua Ram mà thôi .
Từ câu hỏi số 3, bạn sẽ thấy có công thức là : 1.09 * 0.79 * 0.16 * X * 500 = 1,377,760đ/ram .
(X là số cần tìm), vận dụng những kiến thức từ hồi học cấp 2 ta sẽ có kết quả là :
X = 1,377,760 / (1.09 * 0.79 * 0.16 * 500) = 20,000đ/Kg
Ý nghĩa của nó là :
X = số ký muốn tìm được quy ra từ giá giấy RAM .
1,377,760 = Giá tiền giả sử của RAM .
1.09 = Kích thước của tờ giấy được tính trong bảng giá (đơn vị là mét)
0.79 = Kích thước của tờ giấy được tính trong bảng giá (đơn vị là mét)
0.16 = Định lượng của giấy được quy ra từ M2 .
500 = Số lượng tờ giấy trong 1 RAM, và luôn bằng 500 tờ .
=> Từ các thông số trên, mình sẽ lấy 1 loại giấy bất kỳ và tính cho bạn để bạn dễ hình dung .
Từ hình trên, mình sẽ giấy giá của D250-6586 = 1,831,000đ .
X = 1,831,000 / (0.65 * 0.86 * 0.25 * 500) = 26,204đ/ký = 26,204,000đ/Tấn .
Câu hỏi số 4.2: Nếu mình cần 1 lượng giấy lớn, như là 50.000 D350 khổ 79×109, vậy 50.000 tờ đó sẽ là bao nhiêu tấn?
Mình sẽ lấy từ công thức gồm : Kích thước giấy (mét) x Số lượng tờ x Định lượng (Kg/M2) .
Vậy bạn đã cung cấp gồm :
– Khổ 79 x 109 cm => Kích thước là : 0.79 * 1.09 m (1).
– Số tờ = 50,000 tờ (2).
– Định lượng : D350gsm = 0.35Kg/M2 (D350gsm có nghĩa là 350g/M2, nên quy ta ký ta có 0.35Kg/M2) . (3) .
Từ (1) (2) (3) và công thức tính lúc đầu, bạn sẽ có kết quả là :
= 0.79 * 1.09 * 50,000 * 0.35 = 15,069.25 Kg = 15.069 tấn .
Câu hỏi số 5:
Câu hỏi 5.1: Câu hỏi của bạn “THIÊN NGHI” sẽ như sau : Giấy Metalidze và cán màng metalidze, lúc ra sản phẩm có gì khác không ?
Đây là một câu hỏi rất khó, hẹn bạn trong một bài viết khác cụ thể hơn . Mình sẽ trả lời một cách đơn giản nhất có thể như sau, với công thức : giấy + màng metalidze = giấy metalidze .
Từ công thức đó bạn sẽ giấy mình cần 2 phần gồm giấy và màng, việc còn lại là làm sao 2 cái đó bám vào nhau là xong . Có 2 cách cơ bản gồm :
+ Cán nước: giấy + keo + màng = giấy cán metalidze .
+ Cán nhiệt : giấy + màng có keo + nhiệt = giấy cán metalidze .
Còn theo mình cái khó nhất của thiết kế, in ấn trên nền metalidze là ý tưởng, vì bạn phải hình dung được sản phẩm trước khi thiết kế, vì nếu không hình dung được, bạn sẽ không thể thiết kế một sản phẩm metalidze .
Câu hỏi 5.2: Lại một câu hỏi khác của bạn “THIÊN NGHI” là : Vậy có phải in trên metalize mình phải thiết kế đơn giản, và khi xuất kẽm phải có kẽm lót trắng đúng không bạn? và Còn nếu cán màng metalize thì màu gốc in trên giấy sẽ bị nhiễm màu metalize đúng không bạn?
Câu hỏi này sẽ hơi khó, vì mình thật ra không phải học ngành in, mình chỉ nói những thứ mình biết mà thôi, nên có thể sẽ không đúng với trên sách, bạn chịu khó đọc thêm.
1. Metalize là một hiệu ứng : màu vàng, màu bạc, màu xanh … màu óng ánh kim loại mà in bình thường không thể làm được.
2. Khi in trên giấy Metalize, người thiết kế sẽ lợi dụng cái đặt tính óng ánh đó để làm sản phẩm đẹp hơn, và làm sản phẩm đặt thù, giống giả.
3. Vì màu của màng Metalize sẽ ảnh hưởng đến màu thiết kế, các màu sẽ cộng lại có thể sẽ ra một màu khác, nên thường thiết kế sẽ lót một lớp mực màu trắng chỗ mà họ muốn để màu chuẩn hơn.
Thường những bạn muốn thiết kế in ấn trên Metalize sẽ cần nắm rỏ những điều trên .
Câu hỏi số 6: [Cập nhật] ….