Phần mềm tính giá gia công ép kim

Đối với những đơn hàng lớn, bạn có thể sử dụng công thức sau : dài (cm) x rộng (cm) x số lượng x số vị trí x đơn giá .

  • Dài : đơn vị sẽ là cm, tính tròn – VD: dài 2.3434 => Tính 3cm .
  • Rộng: đơn vị sẽ là cm, tính tròn – VD: dài 2.3434 => Tính 3cm .
  • Số lượng: là số lượng bạn muốn ép kim cùng một nội dung .
  • Số vị trí : là số vị trí bạn muốn ép kim trên 1 bài in (Có khi 2 mặt ép kim 2 vị trí nhỏ xíu) .
  • Đơn giá : sẽ giao động từ 1.2đ -> 3đ .

Lưu ý: mức tối thiểu 1 nhịp mà bên gia công sẽ tính phải đạt tối thiểu 30đ/Nhịp .

Vd: 1 x 1 x 100,000 x 1 x 2 = 200,000đ (Ép kim 100,000 nhịp, vùng ép kim là 1cm2, ép 1 vị trí , đơn giá là 2đ/Cm2) .

Nhìn vào ví dụ ở trên, ta có thể thấy ép kim 100,000 nhịp có 200,000đ thì chắc chắn không ai nhận, đơn giá này sẽ được tính mức tối thiểu là 30đ = 100,000 x 30đ = 3,000,000đ .

Các bạn lưu ý, nếu không hiểu gì, vui lòng comment, mình sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất (thường là sẽ ngay lập tức) .

Bạn hãy đăng ký để xem nội dung

Hoặc vui lòng đăng nhập để xem nội dung

Hướng dẫn sử dụng  tool tính giá gia công ép kim :

Bước 1: nhập Kích thước ngang (cm)

Bước 2: nhập Kích thước dọc (cm)

Bước 3: Nhập số lượng cần ép.

Bước 4: Nhập số lượng vị trí luốn ép, vd: túi muốn ép 2 mặt 1 nội dung .

Bước 5: Chọn :

  • Màu chuẩn : nhũ kim bạc, nhũ kim vàng 18k, nhũ kim vàng 24k . Những loại nhũ thường xuyên sử dụng .
  • Màu không chuẩn: xanh, cam, nâu … những loại nhũ có khi mua 1 cây về ép cho 1 đơn hàng rồi để đó đến lúc hư luôn .

Bước 6: Chọn

  • Màu dễ ép : chữ, chi tiếc đơn giản .
  • Màu khó ép, nền nhiều: nền nhiều, khó ép thì nên chọn .

Bước 7: Click vào “TÍNH GIÁ” .

 

Đặt câu hỏi, Ad trả lời

 

Câu hỏi 1:

Câu hỏi :

“Mình lấy thí dụ, vùng ép kim là 3x2cm, tờ in 54.5×39.5 được14con, mình in 5000 tờ, vậy mình ép 70.000con, từ thí dụ này mình phải tính thế nào, khuôn ép kim 4 con. Khoảng trống vùng nhũ phải bỏ là tính vào bên nào bạn”

Câu trả lời :

Đơn này, mình áp dụng công thức sẽ có giá là 3 x 2 x 4đ/CM2 = 12đ/Nhịp x 70,000 nhịp = 840,000đ .

Như đơn giá ở trên, chắc chắn sẽ không một đơn vị nào nhận, Vì ép 70,000 nhịp = 7 ngày ép tay 1 máy chưa tăng ca (nhanh chậm tùy đơn vị, mình sẽ lấy thời gian trung bình) .

Vậy một đơn giá có thể chấp nhận là 30đ -> 60đ/Nhịp . Vì như vậy, đơn vị gia công ép kim mới có thể đủ tiền để đóng tiền điện + tiền công nhân viên bạn nhé .

 

Câu hỏi 2:

Câu hỏi:

“Mình lấy thí dụ, vùng ép kim là 3x2cm, giấy couche,tờ in 54.5×39.5 được14con, mình in 2000 tờ, ép 2 mặt,từ thí dụ này mình phải tính thế nào, Khoảng trống vùng nhũ phải bỏ là tính vào bên nào bạn khuôn ép kim nếu mình làm 4 con thì tính thế nào, 7 con thì tính thế nào ạ, ép giấy mỹ thuật và giấy ivory giá cao khoảng bao nhiêu % bạn?”

Câu trả lời:

Cũng như câu hỏi số 1, bạn có thể xem thêm, còn câu hỏi số thêm gồm : giấy mỹ thuật, và Ivory giá tăng bao nhiêu %?

Thật ra, cái này sẽ tùy vào đơn vị gia công, và độ khó của vùng ép kim và độ gân của giấy . Còn giấy Ivory cán màng, thì theo như mình là không có tăng giá, vì nó cũng như loại giấy Couche cán màng mà thôi .

 

Câu hỏi 3:

Câu hỏi: 3x2x4đ=24đ chứ bạn, sao là 12đ/nhịp ( 4đ trên là đâu mà có)

Câu trả lời: Bạn xem ở bài viết mình có ghi đó ạ, còn gia công ép kim, sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như : số lượng, kích thước, màu, độ khó, tùy xưởng, ép kim tay hay ép kim bằng máy tự động, chất lượng nhũ ép kim . Nên giá sẽ thay đổi, mình làm công cụ tính giá ở mức trung bình, nên có thể sẽ có chỗ rẻ hơn, có chỗ giá cao hơn .

Tag tìm kiếm: gia công ép kim, Tool tính giá gia công ép kim .

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x