Tính Giá In Offset – Hướng Dẫn Sử Dụng

– Phần 1 – Tính giá in Offset – Bình bài tự động – Catalogue tự động

Tính Giá In Offset – Bình Bài Tự Động – Phần 1a

Tính Giá In Offset – Catalogue Tự Động – Phần 1b

      • Phần 2 – Tính giá in Offset – Dạng phẳng

Tính Giá In Offset – Dạng phẳng – Phần 2.1 – Letter Head

Tính Giá In Offset – Dạng phẳng – Phần 2-2 Leaflet

Tính Giá In Offset – Dạng phẳng – Phần 2-3 Brochure

Tính Giá In Offset – Dạng phẳng – Phần 2-4 Poster

Tính Giá In Offset – Dạng phẳng – Phần 2-5 Name card

Tính Giá In Offset – Dạng phẳng – Phần 2-6 Sticker

      • Phần 3 – Tính giá in Offset – Dạng khai triển

Tính Giá In Offset – Dạng khai triển – Phần 3-1 Folder

Tính Giá In Offset – Dạng khai triển – Phần 3-2 Bao thu

Tính Giá In Offset – Dạng khai triển – Phần 3-3 Tui giay

Tính Giá In Offset – Dạng khai triển – Phần 3-4 Hop

      • Phần 4 – Tính giá in Offset – Dạng nhiều tay in

Tính Giá In Offset – Phần 4-1 Catalogue

 

Tính Giá In Offset – Hướng dẫn sử dụng

TÍNH GIÁ IN OFFSET

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

***

1/ TÌM HIỂU BẢNG TÍNH

    • Sheet “TinhGia”:

Là giao diện chính, dùng để tính giá

Các thông số tính toán, được nhập ở sheet này

Kết quả phần Dự toán dùng để Kế toán kiểm tra thu chi và cung ứng nguyên vật liệu

Kết quả tính giá sẽ được liên kết với “Lệnh sản xuất” và Phiếu in”

 

    • Sheet “LenhSanXuat”:

Thể hiện trong trang A4

Bao gồm các cụm: “Khách hàng” – “Sản phẩm” – “Nguyên liệu” – “Thiết kế” – Máy in” – “Tráng phủ” – “Thành phẩm”

Các bộ phận sẽ thực hiện nội dung liên quan đến công việc của mình theo liệt kê

Và tham khảo các thông tin từ các bộ phận khác

 

    • Sheet “PhieuIn”:

Thể hiện trong trang A5

Bao gồm tất cả thông tin liên quan đến công việc in

Kể cả in tại xưởng hoặc chuyển in gia công

 

2/ CHỦNG LOẠI SẢN PHẨM

    • Dạng phẳng:
      • Letter Head (Tiêu đề)
      • Leaflet (Tờ rơi)
      • Brochure (Tờ gấp)
      • Poster (Áp phích)
      • Name card (Danh thiếp)
      • Label (Nhãn)
      • Sticker (Decal)
      • Các loại khác có tên riêng
    • Dạng khai triển:
      • Folder
      • Bao thư
      • Túi giấy
      • Hộp
    • Dạng nhiều tay in:
      • Lịch độc quyền
      • Catalogue
      • Sổ tay
      • Hóa đơn các loại

Tính Giá In Offset

Tính Giá In Offset

Tính Giá In Offset

Tính Giá In Offset

3/ KHỔ IN

    • Khổ nhỏ
      • Từ (21.5*32.5)      đến (36.3*39.5)
      • Khổ in thực tế sẽ thay đổi từ nhà cung cấp in
      • Thích hợp để in các SP nhỏ và số lượng ít
      • Không dùng “khổ nhỏ” in trên các loại giấy dày
      • Người tính giá sẽ chọn “Máy in khổ nhỏ” khi xét thấy: số lượng in quá ít, muốn giảm giá thành, bài in không quá khó, và chất liệu in mỏng, …
    • Khổ thông dụng
      • Từ (39.5*54.5)      đến (72*102)
      • Mặc định, file “Tính Giá In Offset” sẽ chọn bình bài ứng với các khổ in thông dụng
    • Khổ lớn
      • Từ (79*109)          đến (89*130)
      • Khi kích thước sản phẩm không in được trên khổ máy in thông dụng, máy tính sẽ báo lỗi; và người dùng sẽ chọn “Máy in khổ lớn”
      • Cần lưu ý, máy in khổ lớn sẽ có chi phí rất cao, bù hao in nhiều, giấy ram không có sẵn; và có thể in đến khổ 110*160 (liên hệ nhà in)

4/ QUY CÁCH IN

    • In 1 Mặt
      • Máy tính sẽ tự động chọn “In 1 Mặt” cho các sản phẩm có đặt thù chỉ in 1 mặt
      • Ví dụ: Tiêu đề, bao thư, túi giấy, hộp, poster, sicker, …
    • In Tự trở
      • Máy tính sẽ tự động chọn “In Tự trở” cho các sản phẩm in 2 mặt
      • Người dùng có thể chọn “In 1 Mặt” cho phù hợp theo yêu cầu sản phẩm
    • In Trở nhíp
      • Máy tính sẽ tự động chọn “In Trở nhíp” cho các sản phẩm in 2 mặt mà bài bình “Tự trở” xét thấy không khả thi
      • Người dùng có thể chọn “In Trở nhíp” khi cần cân nhắc, so sánh với “In Tự trở”
    • In A-B
      • Máy tính sẽ tự động chọn “In A-B” cho các sản phẩm in 2 mặt mà không thể “In Tự trở” và không thể “In Trở nhíp”
      • Máy tính sẽ tự động chọn “In A-B” khi in 2 mặt mà “khổ in thông dụng” không là bội số của kích thước sản phẩm

5/ BẢNG TRA

    • Bảng tra định lượng giấy
      • Phân tích mẫu giấy để tính giá, cần xác định loại giấy và định lượng
      • Đo bề dày giấy và tra bảng để biết định lượng giấy
      • Dùng “Bảng tra định lượng” sẽ có kết quả chính xác ở mức tương đối
      • Nếu xác định không đúng loại giấy – kết quả là sai
      • Nếu dùng thước đo mà không đúng phương pháp – kết quả không tin cậy
      • Nếu kết quả tra bảng trong khoảng 2 định lượng liền kề nhau – kết quả chỉ là “gần đúng (ví dụ B300-B310, C148-C150, C118-C120, …)
      • “Palme” không phải là dụng cụ đo giấy, nó là thước đo đường kính ngoài trong ngành Cơ khí; ta dùng tính năng của nó để đo bề dày của giấy và ghi vào trong “Bảng tra định lượng” => đây là phương pháp thực nghiệm, mặc dù có tiện lợi và hữu ích – nhưng phải chấp nhận mức độ chính xác là tương đối (>=95%)
      • Vậy định lượng giấy, khi cần xác định chính xác thì phải đem mẫu giấy lên “Cân”
      • Tìm định lượng giấy bằng “Cân” là phương pháp chính thống, nhưng chỉ dùng trong trường hợp cần thiết (ví dụ: không được cắt mẫu của KH, không cân được trong 1 cuốn catalogue có nhiều loại giấy), và cũng phải chấp nhận sai số 2-4% tùy loại giấy (theo tiêu chuẩn từ nhà sản xuất)
    • Bảng tra đường kính lò xo
      • Đóng cuốn Lò xo, máy tính sẽ tự động chọn đường kính lò xo thích hợp với bề dày
      • Bảng tra đường kính lò xo – dùng để tham khảo và chỉnh sửa nếu cần (tăng giảm đường kính lò xo theo yêu cầu)
    • Bảng giá giấy
      • Bảng giá giấy tham gia vào việc tính chi phí mua giấy, tương ứng với “Khổ giấy” – “Loại giấy” – “Giấy ram, Giấy cuộn” – “Nhà cung cấp”
      • Trong file tính giá, có thể hiện bảng giá của nhiều nhà cung cấp, chọn nhà cung cấp theo tiêu chí: tiện lợi, giao hàng, số lượng thích hợp, …
      • Giá giấy lấy từ bảng giá giấy của nhà cung cấp (có thể thay đổi theo thời điểm); cập nhật giá cho Bảng giá bằng cách nhập giá Tấn, các khổ giấy tương ứng sẽ thay đổi theo giá Tấn
    • Bảng giá in
      • Bảng giá in được cập nhật từ nhà cung cấp in, (có thể thay đổi theo thời điểm)
      • Chọn nhà in để có giá in tương ứng, và có chất lượng in mong muốn
      • Vào thời điểm tính giá, nếu giá in chiếm tỉ trọng khá lớn trong đơn hàng – có thể liên hệ nhà in để cập nhật giá
    • Bảng lãi suất
      • Lãi suất được tính theo quy định riêng của người dùng, của Cty đang dùng file “Tính Giá In Offset”
      • Tiền lãi = Lãi suất * Doanh số
      • Doanh số = Giá vốn / (100% – Lãi suất)
      • Lãi suất được tính lũy tiến theo định mức Giá vốn
      • Định mức Lãi suất (tương ứng với mức Giá vốn – do Cty lập)
      • Khi triển khai sản xuất, người dùng nhập đơn giá thực tế, và lãi suất sẽ thể hiện tương ứng

6/ BÌNH BÀI TỰ ĐỘNG

    • Bình bài theo Quy cách in:

– In 1 Mặt: số con bài bình không phân biệt chẵn – lẻ

– In Tự trở: số con bài bình là số chẵn, và số con bình trên cạnh dài của khổ in phải chia hết cho 2

– In Trở nhíp: số con bài bình là số chẵn, và số con bình trên cạnh ngắn của khổ in phải chia hết cho 2

– In A-B: số con bài bình không phân biệt chẵn – lẻ

file “Tính Giá In Offset” bình bài theo tiêu chí sắp xếp SP cùng chiều để thuận lợi cho khâu “Thành phẩm” – ngoài ra còn còn có cách sắp xếp xoay chiều (kiểu containner) sẽ đề cập sau!

  • Bình bài theo Khổ máy in:

– Ứng với mỗi khổ máy in, sẽ có bài bình liệt kê theo khổ in cho trước

– file “Tính Giá In Offset” thể hiện bài bình tự động

– Người dùng có thể thay đổi bằng cách chọn “khổ máy in”, và (hoặc) chọn số con bài bình đã liệt kê

  • Bình bài theo Số lượng sản phẩm in:

– file “Tính Giá In Offset” tự động bình bài tương ứng với số lượng sản phẩm in

– Bình bài số con ít nhất – ứng với số lượng in nhỏ nhất

– Bình bài số con nhiều nhất – ứng với số lượng  in lớn nhất

  • Bình bài ghép nhiều SP có cùng kích thước:

– Gợi ý “lồng ghép” bình bài cho Hộp các loại

– File “Tinh Gia In Offset – Ghep bai in” được đính kèm, để tham khảo cho SP có kích thước nhỏ và có cơ cấu số lượng khác nhau

7/ CÁC BƯỚC TÍNH GIÁ

    • Nhập Thông tin báo giá:

Số báo giá (tô nền đen) là cảnh báo buộc phải nhập thông tin

– Quy ước nhập theo “Năm – Tháng – Số báo giá (trong tháng)”, ví dụ: 23-07-01 (báo giá số 01 của tháng 07 năm 2023)

– Tên file nên đặt theo số báo giá và có thể kèm theo các ký hiệu khác, ví dụ: “PBG 23-01-07 To roi A4 (khách hàng abc)”

Mã khách hàng (tô nền đen) – ô Q1 chọn mã khách hàng

– Mã KH được nhập từ sheet “Danhba” để thống kê danh sách khách hàng

    • Cụm nhập thông tin:

– Chọn “Chủng loai sản phẩm” cần tính giá

– Bấm vào biểu tượng “Ẩn và hiện khai triển” để nhập thông tin

– Nhập hoặc sửa thông tin theo đề mục có sẵn (các ô có nền vàng)

– Bấm “Ẩn và hiện khai triển” để trở về giao diện chính

    • Cụm tính toán:

– Khi mở file mẫu, số lượng (có cảnh báo – tô nền đen) buộc người dùng  phải nhập số lượng để bắt đầu tính giá

– Chọn thông tin liên quan đến sản phẩm cần tính giá

– “Validation” là tính năng giúp người dùng chọn thông tin từ danh mục xổ xuống, với tiêu chí nhanh và chính xác; nếu muốn tự nhập, phải bảo đảm đúng các ký tự trong danh mục, và có thể tự nhập nếu là ký tự số

– Chỉnh sửa bài bình (nếu muốn)

– Kiểm tra tổng quát trước khi hoàn tất tính giá

        • Ô có nền đen: buộc phải nhập thông tin
        • Ô có nền xanh: gợi ý thông tin chưa nhập, có thể bỏ qua
        • Ô có nền xám: chỉnh sửa nếu thấy cần
    • Cụm kết quả dự toán

– Là tòan bộ chi phí giá thành sản phẩm

– Thay đổi nhà cung cấp (nếu muốn)

– Tham gia chỉnh sửa để điều chỉnh giá

– Dùng để theo dõi thu chi và cung ứng nguyên vật liệu

8/ TRIỂN KHAI SẢN XUẤT

    • Số sản xuất

– Nhập số sản xuất đơn hàng

– Quy ước nhập theo “Năm – Tháng – Số sản xuất (trong tháng)”, ví dụ: SX 23-07-01 (sản xuất số 01 của tháng 07 năm 2023)

– Số SX sẽ link với “Lệnh sản xuất”

– Bảng dự toán sẽ thể hiện chi phí sản xuất (lãi suất = 0)

– Lãi suất và lợi nhuận – được quy ra theo giá đơn hàng

    • Cụm kế hoạch điều độ

– Dùng dự kiến thời gian thực hiện đơn hàng

– Nhập thời gian (số ngày) cho tiêu đề các công đoạn

– Tiến độ sẽ link với “Lệnh sản xuất”

    • Kiểm tra thông tin

– Nhập đơn giá sản phẩm (theo đơn hàng)

– Chỉnh làm tròn số cho số lượng giấy mua thực tế

– Kiểm tra và điều chỉnh số lượng bù hao giấy

– Thay đổi nhà cung cấp in và chọn máy in (nếu cần) – Kiểm tra giá in hiện hành

– Thay đổi nhà cung cấp giấy (nếu cần) – Sửa giá nguyên liệu theo giá hiện hành

– Chỉnh số lượng đóng gói cho phù hợp

– Sửa tên gọi sản phẩm (theo đơn hàng)

    • Lệnh sản xuất – Phiếu in

– Tất cả thông tin tính giá có liên quan đến sản xuất – đều được liệt kê trong sheet “LenhSanXuat”

– Chọn thiết kế và xem bài in

– Nếu cần bổ sung thì nhập trong mục “Ghi chú”

– Lệnh sản xuất – chuyển đến các bộ phận liên quan

– Phiếu in – chuyển đến xưởng in

Link download: https://drive.google.com/file/d/16xXB1E22w1aNJIlkAWLnoCrIWDglALnT/

(Pass mở file và Pass giải nén : 7762119)

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x